ДђГіng
Bảng Giá Các Loại Cỏ Thảm Trồng Công Trình

Cty TNHH Cây Xanh Đẹp chuyên cung cấp các loại cỏ thảm trồng công trình, giá cả phải chăng, số lượng rất lớn, giao hàng toàn quốc, miễn phí vận chuyển, bảo đảm uy tín chất lượng. Vườn ươm cây xanh của chúng tôi đủ khá năng cung ứng cho những dự án cây xanh cảnh quan có quy mô lên đến hàng chục hecta.

BẢNG GIÁ CÁC LOẠI CỎ THẢM TRỒNG CÔNG TRÌNH PHỔ BIẾN NHẤT TẠI VIỆT NAM

+ Giá Cỏ Nhung Nhật:                     35.000đ/m2

+ Giá Cỏ Lá Gừng (giống thường): 30.000đ/bao

+ Giá Cỏ Lá Gừng (giống Thái):      32.000đ/bao

+ Giá Cỏ Đậu Phộng:                      1.900đ/bịch 

Lưu ý: 1 bao trồng được 3-4m2. 1 bịch trồng được 1m2

Ngoài ra, chung tôi cũng cung cấp trên 500 loại cây xanh hoa cảnh công trình, cây hoa bụi, cây lá màu trồng viền, làm nền. Vui lòng tham khảo bảng giá cây xanh công trình TẠI ĐÂY. Nếu quý khách có sẵn danh sách cây cần báo giá chi tiết, vui lòng liên hệ số 0985997227 hoặc email: bichthuy@cayxanhdep.vn. Cảm ơn quý khách!

1.   CỎ NHUNG NHẬT:

Cỏ Nhung trong giới cây xanh cảnh quan còn có tên gọi khác là cỏ Lông Heocỏ Chỉ, là loại cỏ trồng lâu năm, được ưa chuộng bởi những ai không muốn phải tốn công cắt cỏ nhiều lần. Cỏ Nhung có tên khoa học là Zoysia Tenuifolia, là giống cỏ ngoại nhập, có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á. Cỏ Nhung lần đầu được phát hiện vào thế kỷ 18 bởi nhà thực vật học người Áo tên là Karl Von Zois.

Cỏ Lông Heo còn được biết đến qua cái tên cỏ Nhung Nhật Bảncỏ Nhung Hàn Quốccỏ chùacỏ không cắtcỏ Kourai và thậm chí là cỏ chạm (vì mọi người thích chạm vào nó bởi đặc tính mềm mại của thân cỏ).

Cỏ Nhung phát triển chậm với chiều cao thấp, lá rất mịn, màu xanh đậm, lá cỏ đan vào nhau tạo thành mảng dày, cao, tươi tốt, mềm mại và êm ái nên cỏ Nhung rất lý tưởng trồng thành bãi cỏ tạo đồi cảnh quan, trồng trên các sườn dốc, hoặc trồng thành thảm cỏ xanh trong vườn, trồng quanh ao hồ, hoặc sân golf.

Điều kiện sinh trưởng và cách chăm sóc cỏ Nhung (cỏ Chỉ, cỏ Lông Heo):

+ Chiều cao trung bình: cỏ lông heo cao tầm 20 - 30 cm

+ Điều kiện ánh sáng: chịu được nắng hoặc một phần bóng râm

+ Nhu cầu nước: trung bình. Ngày tưới 1-2 lần là đủ. Nên lắp hệ thống tưới nước tự động cho cỏ để tối ưu hoá lượng nước tưới và giảm chi phí công nhân

+ Điều kiện khí hậu: cỏ nhung chịu hạn vừa phải và chịu được sương giá nhẹ. Cỏ sinh trưởng khoẻ ở những khu vực nóng ẩm

+ Nhu cầu phân bón: bón phân vào mùa xuân cho cỏ chỉ bằng các loại phân có tác dụng chậm và lâu dài

+ Khả năng sinh trưởng: cỏ Nhung mọc thấp và chậm, phát triển khoảng 20cm / năm. Rễ cỏ bám chắc và rộng dưới nền đất

+ Điều kiện đất trồng: đất thoát ẩm tốt, giàu chất hữu cơ

+ Mức độ bảo trì định kì: có thể cắt cỏ mỗi quý một lần để có được bề mặt cắt tỉa gọn gàng, tinh tươm. Tránh cắt tỉa quá cẩn thận vì cỏ mất một thời gian dài mới hồi phục

Phương pháp, kĩ thuật trồng cỏ Nhung Nhật: có 2 phương pháp kỹ thuật trồng cỏ Nhung Nhật phổ biến gồm: trồng thảm hoặc cấy cỏ.

Phương Pháp 1: Trồng cỏ Nhung bằng cách trải thảm

Đầu tiên, chúng ta cần làm phẳng mặt bằng để trồng cỏ, phổ biến nhất là dùng cây đầm để dập phẳng. Tiếp đến, dùng cuốc để cày xới cho đất tơi xốp. Nhổ sạch cỏ dại, loại bỏ đá sỏi khỏi bề mặt đất. Bước tiếp theo là rải một lớp tro trấu lên bề mặt với độ dày tầm 1-2 phân với mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cỏ Nhung sinh trưởng (Cty Cây Xanh Đẹp có cung cấp các loại phân hữu cơ, số lượng lớn, giá ưu đãi). Sau đó, chúng ta tiến hành trải thảm lên bề mặt. Mỗi miếng thảm tầm 1 - 2 m2, không cần đặt quá khít nhau. Khi hoàn thành trải thảm phủ kín diện tích trồng cỏ, chúng ta tưới nước cho cỏ và dùng đầm nén cỏ vào đất cho cỏ bám rễ. Lưu ý là chỉ đầm nhẹ, không làm mạnh khiến dập nát thân cỏ.

Phương Pháp 2: Trồng cỏ Nhung bằng cách cấy cỏ:

Tương tự như phương pháp trải thảm cỏ, trước tiên chúng ta cũng cần làm phẳng mặt bằng, cày đất tơi xốp, rải phân tro trấu vừa đủ lên mặt đất. Sau đó, tách thảm cỏ ra thành từng nhúm nhỏ khoảng bằng một nắm tay và trồng vùi vào đất, bên dưới lớp tro vừa rải. Mỗi nhúm có cách nhau tầm 1 tấc, có thể xa hơn, tuỳ vào việc chúng ta muốn tiết kiệm chi phí cỏ giống. Các nhúm cỏ sẽ tự động lan rộng ra xung quanh trong quá trình sinh trưởng và dần khép kín toàn bộ diện tích trồng cỏ. Tuy nhiên, quá trình này chắc chắc lâu hơn so với phương pháp trồng cỏ bằng cách trải thảm. Thông thường mất 12 - 16 tuần.

2.   CỎ LÁ GỪNG:

Cỏ lá gừng hay còn gọi là cỏ lá tre là giống cỏ du nhập từ Nam Mỹ, cụ thể là Brazil và Mexico. Cỏ là gừng là loại thực vật thân cỏ sống rất dai, gần như là vĩnh viễn, tạo thành thảm dày, mọc rất thấp nên hầu như không tốn nhiều công cắt tỉa, phù hợp với vùng đất ít màu mỡ.

Những năm gần đây, thị trường cây xanh công trình đã xuất hiện thêm giống mới là cỏ lá gừng Thái, với ưu điểm là thân chắc khoẻ hơn, lá dày và bản lá to hơn, chịu được bóng râm tốt hơn, màu cỏ xanh nhạt, bóng mượt hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của cỏ lá gừng Thái là tốc độ phát triển chậm hơn so với giống cỏ lá gừng thông thường. Nhìn chung cả giống hai giống cỏ lá gừng đều đẹp, có những điểm nổi trội riêng, lựa chọn giống cỏ lá gừng nào sẽ tuỳ thuộc vào thị hiếu và gu thẩm mỹ của mỗi người. 

+ Chiều cao trung bình: cỏ lá gừng cao chừng 10 - 15 cm, hiếm khi mọc cao hơn

+ Hình dạng lá: bẹ lá rời, đóng sừng; phiến lá rộng hình thuôn dài, đầu lá cùn, kích thước 5 - 15 x 0,4 - 1 cm, lá có lông. Lá non có màu xanh nhạt, khi già chuyển màu đậm hơn.  

+ Hình dạng thân: thân cỏ lá tre có hình tròn, các lóng dẹt, dài 3 - 3,5 cm, các đốt có lông

Hình dáng hoa: cỏ gừng hoa nở thành cụm; mỗi cuống mang 2 - 3 chùm hoa dài khoảng 4 - 10 cm, cuống phát sinh từ bẹ lá phía trên. Hoa hình bầu dục dẹt, có 2 hoa, màu xanh lục, hình elip, đầu nhọn, kích thước 2 - 3,5 mm x 1 - 1,3 mm, hoa dạng lưỡng tính

+ Điều kiện thổ nhưỡng ưa thích: cỏ lá tre phát triển tốt với đất ẩm và những khu vực ẩm ướt

+ Điều kiện ánh sáng: cỏ lá gừng chịu được nắng hoặc một phần bóng râm

+ Nhu cầu nước: trung bình. Ngày tưới 1 lần là đủ

+ Điều kiện khí hậu: chịu hạn vừa phải và chịu được sương giá nhẹ 

+ Nhu cầu phân bón: bón phân mỗi năm 1 - 2 lần

+ Mức độ bảo trì định kì: cắt tỉa cỏ gừng theo định kì mổi năm 1-2 lần là đủ. Vì cỏ có xu hướng mọc thấp và bám sát mặt đất

 

Phương pháp, kĩ thuật trồng cỏ lá gừng (cỏ lá tre):

Trước tiên, chúng ta cần cải tạo phần diện tích trồng cỏ bằng cách làm phẳng bề mặt bằng đầm hoặc các công cụ làm vườn khác, dùng cuốc cày đất cho tơi xốp, nhổ hết cỏ dại, thu dọn đá sỏi. Sau đó, tiến hành bón lót phân tro trấu, và rải đều phân hạt đạm, lân, kali (Cty Cây Xanh Đẹp có cung cấp các loại phân hữu cơ, số lượng lớn). Tiếp đến, ta xé cỏ lá gừng ra thành từng mảnh rồi trồng theo phương pháp cấy vào đất. Mỗi nhúm cỏ trồng cách nhau từ 2-3 cm và có thể thưa hơn nếu muốn tiết kiệm chi phí cỏ giống. Khi đã trồng hết diện tích, chúng ta dùng đầm để nén chặt cỏ vào đất, giúp cỏ bám rễ tốt. Lưu ý là dùng lực nhẹ để giữ cho cỏ không bị dập nát. Do lúc mới trồng, cỏ lá tre còn yếu, nên chúng ta chịu khó tưới cỏ mỗi ngày 2 lần (sáng và chiều). Sau 1 tháng khi cỏ đã sinh trưởng ổn định thì chỉ cần tưới ngày 1 lần.

3.   CỎ ĐẬU PHỘNG:

Cỏ đậu phộng còn gọi là cỏ lạc là một loại cỏ làm thức ăn gia súc có nguồn gốc từ Brazil, do một nhà thực vật học người Brazil tên là Geraldo Pinto khám phá ra. Vì vậy, cỏ lạc đậu phộng có tên khoa học là Arachis Pintoi. Cỏ lạc là dạng cây bụi họ đậu, thân thảo mọc thấp. Phát tán bằng thân rễ và thân rễ mọc ở các đốt tạo thành thảm dày đặc ôm sát mặt đất. Cỏ đậu phộng khi trồng thành thảm sẽ cho hoa lấm tấm vàng xinh xắn, mọc chi chít trên nền cỏ xanh mươn mướt rất đẹp và bắt mắt, cho chúng ta một cảm giác vô cùng thích thú, dễ chịu.

+ Chiều cao trung bình: cỏ đậu phộng cao chừng 20 - 50 cm

+ Hình dạng lá: lá cỏ lạc hình bầu dục nhỏ, mặt dưới có hình giống lông chim. Lá rụng vào cuối mùa khô

+ Hình dạng thân rễ: Thân cỏ đậu tuy mảnh mai nhưng dai và chắc. Bộ rễ cỏ đậu gồm rễ cái thấy rất rõ và mạng lưới rễ nhánh như các sợi dày đặc, dài tới 20cm, với các nốt sần

+ Hình dáng hoa: cỏ đậu phộng có hoa màu vàng tươi, hình hạt đậu, mọc từ các cuống dài nhô lên cao từ các đốt trên thân cỏ. Hoa cỏ đậu nở rực rỡ hầu như quanh năm

+ Hình dáng hạt: hạt cỏ lạc nhỏ có màu nâu, vỏ hạt hình lưới

+ Khả năng sinh trưởng, thổ nhưỡng và cách chăm sóc: cỏ đậu phộng phù hợp với cả đất thịt và đất sét, phát triển rất nhanh nếu đất thoát nước tốt. Kể cả đất bị ngập úng do mưa dầm thì cỏ đậu vẫn chống chịu được ngập úng trong thời gian ngắn. Nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Cỏ đậu trồng từ hạt có xu hướng thiết lập bộ rễ nhanh hơn

+ Điều kiện ánh sáng: cỏ lạc ưa nắng hoặc một phần bóng râm

+ Nhu cầu nước: trung bình. Ngày tưới 1 lần là đủ 

+ Nhu cầu phân bón: bón phân mỗi năm 1 - 2 lần

+ Mức độ bảo trì định kì: Cắt tỉa 1-2 lần trong năm là đủ. Lưu ý: nên định kì nhổ cỏ dại để tránh cho rễ cỏ đậu bị cỏ dại xâm hại, vì rễ cỏ đậu mọc nông

Phương pháp và kĩ thuật trồng cỏ đậu:

Trước tiên, chúng ta cần cải tạo phần diện tích trồng cỏ bằng cách làm phẳng bề mặt bằng đầm hoặc các công cụ làm vườn khác, dùng cuốc cày đất cho tơi xốp, nhổ hết cỏ dại, thu dọn đá sỏi. Sau đó, tiến hành bón lót phân tro trấu, và rải đều phân hạt đạm, lân, kali (Cty Cây Xanh Đẹp có cung cấp các loại phân hữu cơ, số lượng lớn). Tiếp đến, ta tách cỏ đậu thành từng bụi nhỏ, mỗi bụi gồm 3-4 cây nhỏ. Sau đó, đào lỗ nhọ và giâm từng bụi vào, lấp đất lại, nén chặt đất để cố định bộ rễ của cỏ đậu. Mỗi bụi trồng cách nhau 20 - 30 cm. Trồng xong thì tưới nước định kì sáng chiều. Tầm 3-5 tháng thì cỏ đậu sẽ mọc lan ra và phủ kín diện tích trồng. Lúc này, cỏ đậu đã phát triển ổn định thành thảm, chúng ta có thể giảm tần suất tưới còn mỗi ngày 1 lần.

368

Đơn Hàng

1266

Loại Cây

28

Nhân Viên

4

Chi Nhánh

Back to top

0985 997 227